Thiếu Lâm có ba khoảng thời gian luyện công: luyện công buổi sáng, luyện công buổi trưa (ngọ) và luyện ban đêm. Quyền phổ viết: "luyện buổi sáng, tiết khí dơ, nạp khí mới. Luyện giờ ngọ, thuận nghịch chứa đầy tinh khí, luyện ban đêm vận chuyển khí mà phát sinh tinh nhuệ, búng ngón tay xuyên gỗ như xuyên tấm chiếu."
Luyện buổi sáng:
khí phế thải của quá trình thay cũ đổi mới trong cơ thể trải qua mộ ngày hoạt động, sau một đêm nằm ngủ tất nhiên phải tụ tập trong cơ thể. Cho nên buổi sáng cần luyện tập để thay đổi khí, nạp khí trong lành vào và nhả khí dơ ra ngoài, để điều chỉnh chức năng nội tạng, làm phấn chấn tinh thần, thư giãn gân cốt.
Luyện giờ ngọ:
Cơ thể sau khi trải qua nữa ngày hoạt động và tư duy, rất dể dẫn đến khí huyết nghịch hành, tinh thần tán loạn, mất mức, cho nên luyện vào giờ ngọ để điều khiển khí trở về huyệt, đưa vào trạng thái yên tịnh, thuận chiều. Nhưng luyện vào giờ ngọ không nên quá lâu, thường 15 phút là đủ.
Luyện giờ sao lên:
tức là chờ cho các ngôi sao trên trời hiện ra đầy đủ, là lúc đêm khuya yên tịnh mới bắt đầu luyện công. Người xưa nói: "sáng nạp khí mới, trưa tích chứa khí, đêm thải khí phế thải, khiến cho khí quy về mà thành tinh nhuệ." Tức sáng sớm luyện hít thở (thuật thổ nạp), trưa luyện điều chỉnh khí nghịch trở về thuận, tích chứa sự tinh nhuệ của nữa ngày, đợi sao lên thì luyện công trong cảnh vạn vật trầm lắng, tư tưởng dễ thuần khiết, tâm khí dễ tập trung, mới điều khiển khí mà phát ra được, rất thích hợp để luyện các môn ngạnh công Thiếu Lâm.
Nếu như nắm vững tời gian luyện công một cách hợp lý, có thể tăng hiệu quả lên hơn phân nữa, như trong "Âm Phù Kinh" đã chỉ rõ: "trộm cho được cơ, trời và người kết hợp mà phát động", ý muốn nỏi ằng, trời phát động sát cơ thì tinh thú thay đổi vị trí, đất phát động sát cơ thì rồng rắn ra khỏi mặt đất, người phát động sát cơ thì trời đất đảo lộn, trời, người hợp lại phát động thì vạn vật định được nền tảng. Từ sát cơ ở đây phải hiểu là "vận động biến hóa". Người và vạn vật của thế giới tự nhiên là một hợp thể không thể tách rời được. Lúc vạn vật của thế giới tự nhiên vận động biến hóa, tức là cái được gọi là trời phát động sát cơ, đất phát động sát cơ vậy. Tư tưởng và sinh lý cơ thể của con người biến đổi theo chúng, chính là cái gọi là "quan thiên chi đạo" (quan sát đạo của trời). Người tập võ, luyện công, tu đạo nếu có thể nắm bắt được thời cơ phát sinh biến hóa của thế giới tự nhiên và sinh lý của cơ thể con người, rồi từ từ tu luyện, có thể gia tăng hiệu quả luyện công. y học của đạo gia và lý luận của đông y điều nhận định rằng, sinh lý của con người biến đổi theo thế giới tự nhiên. Chủ yếu là phản ứng về phương diện quy luật vận hành của khí huyết. Phương pháp nạp tý cho rằng, một ngày 24 giờ, khí huyết chia ra lưu chú mỗi giờ ở 12 kinh lạc như bản sau:
Kinh mạch | Thời thần | Giờ | Kinh mạch | Thời thần | Giờ |
Đảm | Tý | 23 – 1 | Tâm | Ngọ | 11 – 13 |
Can | Sửu | 1 – 3 | Tiểu trường | Mùi | 13 – 15 |
Phế | Dần | 3 – 5 | Bàng quang | Thân | 15 – 17 |
Đại trường | Mão | 5 – 7 | Thận | Dậu | 17 – 19 |
Vị | Thìn | 7 – 9 | Tâm bào | Tuất | 19 – 21 |
Tỳ | Tỵ | 9 – 11 | Tam tiêu | Hợi | 21 - 23 |
Chú ý: do vị trí địa lý khác nhau, nên giờ của mỗi nơi khác nhau, do đó thời gian khí huyết vận hành trong 12 kinh lạc không thể lấy theo một múi giờ nào đó làm tiêu chuẩn được, mà phải lấy thời thần làm chuẩn, tức là lấy theo tiết khí làm chuẩn.
Trong 12 thời thần, thực ra luyện công vào giờ nào là tốt nhất? Vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có người chủ trương luyện trước giờ ngọ, sau giờ tỵ. Có người chủ trương luyện sau giờ tý trước giờ dần. Có người chủ trương luyện trong 6 giờ âm, có người phản đối, nên luyện 6 giờ dương. Có người chủ trương luyện trong 4 giờ tý, ngọ, mão, dậu. Người viết cho rằng luyện vào 4 giờ tý, ngọ, mão, dậu là tốt nhất. Lý do như sau:
Giờ tý là lực nguyên âm, nguyên dương xảo hợp ngưng kết. Trong đó ẩn chứa khí thận thủy, nên gọi là khí tiên thiên, là căn bản của sinh mệnh thân thể con người. Trong thuyết âm dương khí công có nói "giờ tý nhất dương sinh", là chỉ cái khí sinh phát này. Cho nên luyện công vào giờ tý, không những nắm bắt được căn gốc của sinh mệnh mà còn là thời cơ tốt nhất để chân khí của con người "sinh hóa vô cùng". Ngoài ra giờ tý còn là giờ đầu của 6 giờ dương, vốn là âm cực sinh dương, là lúc khí dướng bắt đầu thịnh, giờ này chân khí đang vận chuyển ở kinh đảm, đảm là nơi tướng hỏa ở, cũng là nhất dương, tức là khí thiếu dương phát sinh ở đầu mùa xuân. "nội kinh" viết: "Tất cả 11 tạng phủ đều quyết định ở đảm". Do đó, luyện công ở giờ tý hiệu quả tăng lên phân nữa.
Giờ ngọ thuộc tâm hỏa, khí dương cực thịnh, giờ này chân khí đang vận hành cở kinh tâm. Tâm là thái dương của khí dương, là nơi khí dương tụ tập, dương khí tất nhiên cực thịnh. Nhưng giờ này lấy nhất âm sinh ra làm chủ, dương khí ở thế giáng hạ, nên luyện công vào giờ này tất sẽ giúp cho khí cực âm sinh trưởng, và thu liễm khí cực dương lại, khiến cho khí dương theo khí nhất âm mà tiềm giáng, con người nhờ thế mà không quá cương táo mà vỡ gẫy.
Giờ mão mặt trời mọc, là lúc tứ dương sinh, khí dương vượng thịnh mà thành. Giờ mão chân khí vận hành trong kinh đại trường, đại trường và phế là hổ tương biểu lý, kinh phế chủ về khí, vì thế luyện công vào giờ này là phù hợp cho mầm khí dương trưởng thành mạnh mẽ. Người ta thường nói: "giờ mão khí vượng" chính là đạo lý này.
Giờ dậu mặt trời lắn, là giờ của tứ âm, âm khí trở nên nặng bởi vì âm dương cùng gốc hỗ trợ cho nhau, nên giờ này luyện công hỗ trợ khí nguyên âm cực thịnh, có lợi cho sự tăng trưởng khí âm.
Bây giờ xin trình bày quy cũ của tiền nhân đã tổng kết về thời gian luyện công như sau:
1. Mỗi ngày vào giờ tý lên tọa công, mỗi lần ngồi bao lâu cũng được, lấy thể lực chịu đựng vừa đủ làm giới hạn.
2. mỗi ngày chọn giờ hai khí âm dương giao thoa mà luyện công. Như giờ giao nhau giữa ngày và đêm, giờ giao nhua giữa nữa đêm đầu và nữa đêm sau, giờ giao nhau giữa trước ngọ và sau ngọ, tức là giờ tý, ngọ, mão, dậu.
3. Mỗi ngày chọn giờ mà bạn hưng phấn nhất để luyện công, mỗi lần luyện cho đến khi cảm thấy mệt mỏi thì nghỉ.
4. Mỗi ngày chọn lúc bạn mệt mỏi nhất mà tọa công dưỡng khí, thanh lọc khí.
5. Mỗi tháng chọn 3 ngày: mùng 3, 4, 5 luyện căng nhất.
6. Mỗi năm, vào 3 ngày trước các tiết xuân phân, thu phân, hạ chí, đông chí nên bế môn y theo giờ mà luyện công.
7. Mỗi năm vào các ngày tết như Nguyên đán, Đoan ngọ, Trung thu, nên kiên trì luyện công.
8. Mỗi năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch, 5 tháng 5 âm lịch nên luyện công suốt ngày để thanh lọc khí.
9. Chọn giờ có hiện tượng đặc thù trong cuộc đời bạn mà luyện công.
10. Mỗi lần đến ngày sinh nhật của bạn hay sinh nhật của người thân thì bạn kiên trì luyện công.
Trích: Thiếu Lâm kim cang ngạnh khí công